1. Chỉ số đường huyết các loại thực phẩm là gì?
GI là viết tắt của từ Glycemic Index hay còn gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm. Đây là chỉ số cho biết tốc độ tăng lượng đường trong máu của carbohydrate chứa trong thực phẩm.
Chỉ số GI càng cao tức là tốc độ làm tăng lượng đường trong máu nhiều hơn thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình hoặc thấp. Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm lấy đường glucose làm chuẩn với giá trị là 100, sau đó chuẩn hóa thực phẩm với cùng một số lượng chất bột đường tương đương là 50 gram.
- Nhóm thực phẩm có GI > 70, chỉ số đường cao (làm tăng đường huyết nhanh chóng), nhóm thực phẩm này người bệnh ĐTĐ cần tránh. Bao gồm: Đường, mật ong, nước mía, bánh kẹo ngọt, hoa quả sấy khô, quả ngâm đường, thức uống có cồn, dưa hấu…
- Nhóm thực phẩm có GI từ 56 – 69, chỉ số đường huyết trung bình, là nhóm thực phẩm người bệnh ĐTĐ cần hạn chế. Bao gồm: Cơm gạo, bánh mì, khoai tây, bánh bột gạo, gạo lứt, nước uống có đường, chuối, dứa, cam, sữa chua có đường…
- Nhóm thực phẩm có GI < 55, chỉ số đường huyết thấp (làm tăng đường huyết chậm), người bệnh ĐTĐ nên sử dụng nhóm thực phẩm này. Bao gồm: sữa lạt đã lọc bớt chất béo, sữa chua không đường, táo, đào, xoài, đậu trắng, đậu nành, đậu phộng, tất cả các loại cá.
Như vậy chỉ số đường huyết thực phẩm là khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một thực phẩm. Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) từ 0 - 55 là thấp, từ 70 trở lên là cao.
Tuy nhiên ngoài tốc độ tăng lượng đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường còn chú ý đến một chỉ số nữa đó là hàm lượng đường mà thực phẩm đó cung cấp (chỉ số GL).
Ngày nay, người ta dùng 1 chỉ số khác có tính chất khái quát và hữu dụng hơn. Đó là tải trọng đường huyết của thực phẩm. Chỉ số này thể hiện được hàm lượng đường mà cơ thể sẽ hấp thu nếu chúng ta ăn thực phẩm là bao nhiêu.
Tải trọng đường huyết được tính bằng cách lấy chỉ số GI nhân với số lượng carbonhydrat có trong một khẩu phần ăn của thực phẩm đó và chia cho 100. Tải trọng đường huyết của thực phẩm (GL) nhỏ hơn 10 là thấp, từ 10 trở lên là cao.
+ Tác dụng hạ đường huyết của lá chùm ngây được cho là có liên quan đến sự giảm hấp thu glucose đường ruột và làm chậm thời gian làm rỗng dạ dày bằng chất xơ trong lá chùm ngây và có tác dụng trên huyết tương sau ăn glucose bằng ba chất hóa học sinh học quan trọng bao gồm quercetin, axit chlorogenic và moringinine.
Quercetin, một chất chống oxy hóa mạnh, cho thấy tác dụng trị đái tháo đường ở chuột Zucker, mô hình kháng insulin.
Axit chlorogenic đã được chứng minh là ức chế glucose-6-phosphate translocase trong gan chuột, dẫn đến giảm gluconeogenesis và glycogenolysis gan.
Trong nghiên cứu trên người, axit chlorogenic cho thấy sự giảm đáp ứng đường huyết trong khi thử nghiệm dung nạp glucose đường uống.
+ Có nhiều nghiên cứu chứng mình sau khi uống lá chùm ngây bệnh nhân giảm huyết áp.
Phân tích gần đây cho thấy rằng việc giảm huyết áp tâm thu 5 mmHg dẫn đến giảm đáng kể bệnh tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân ; do đó tác dụng hạ huyết áp từ chùm ngây sẽ có lợi ích lâm sàng ở bệnh nhân tiểu đường.
Các nghiên cứu trên động vật gần đây đã chỉ ra rằng lá chùm ngây có tác dụng chống tăng huyết áp bằng cách ức chế sự tiết IL-2 và điều chỉnh tín hiệu canxi tế bào ở chuột tăng huyết áp.
+ Tính an toàn khi sử dụng lá chùm ngây: Các bệnh nhân khi dùng chùm ngây không có tác dụng phụ nào đối với chức năng gan và thận. Như vậy dùng chùm ngây trị tiểu đường sẽ không làm tổn thương gan, thận như các viên thuốc khác.
Người tiểu đường sử dụng chùm ngây như thế nào?
- Bởi Viên nang chùm ngây đơn giản là một loại rau, việc có phản ứng phụ là điều gần như không thể xảy ra, người bệnh hoàn toàn có thể dùng kèm với thuốc biệt dược điều trị do bác sĩ chỉ định.
- Sử dụng viên nang chùm ngây với độ nén cao, lượng dược tính gấp 7 lần so với lá tươi đều đặn mỗi ngày, 2 viên trong bữa sáng, 2 viên trong bữa trưa để cung cấp đủ chất chống oxihoa, chống lại biến chứng tiểu đường
- Kết hợp dùng Bột ngũ cốc chùm ngây không đường để gia tăng dinh dưỡng mỗi ngày, sử dụng thay bữa sáng hoặc bữa phụ cho cơ thể khỏe mạnh, vị ngọt của các hạt đậu đen, đậu đỏ, hạt sen... tự nhiên giúp chống lại cơn "thèm đường và sự uể oải khi thiếu đường" mà phải kiêng khem.
Tìm hiểu thêm liệu chùm ngây có thực sự trị bệnh tiểu đường >> Thần dược Chùm Ngây chữa trị tiểu đường có thật sự hiệu quả?
Tài liệu lược dịch và biên tập từ MoriS Team, đề nghị sao chép cần dẫn nguồn!
Tham khảo thêm các nguồn tại:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5727834/