Bệnh nhân mắc tiểu đường bị ảnh hưởng bởi một loại hóc môn có tên là "Hormone chuyển đường vào trong máu". Đây là loại hormone thiết yếu giúp cơ thể sử dụng và dự trữ chất béo và đường có trong thức ăn.
Ở những người khoẻ mạnh, tuyến tụy có nhiệm vụ sản sinh lượng hormone cần thiết. Trong khi một số người mắc bệnh tiểu đường thì lượng hormone sản sinh ra không đủ, thậm chí không hề có. Trong một số trường hợp, hormone sản sinh lại không hoạt động được đúng với chức năng của chúng...Đây chính là nguyên nhân bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường nguy hiểm nhưng biểu hiện lại không rõ ràng nên chỉ khi thấy triệu chứng nặng bệnh nhân mới đi khám. Biến chứng tiểu đường ở da thường thấy do tổn thương thần kinh ngoại vi: khô da, nứt nẻ, chai chân, lở loét, sưng phù và điều trị không khỏi… Những vết thương này dễ bị nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và nhiều trường hợp phải cắt chi để đảm bảo tính mạng.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn có biến chứng về mắt: giảm thị lực đục thủy tinh thể, quáng gà. Nguy hiểm hơn, đối với người cao tuổi khi mắc tiểu đường dễ biến chứng bệnh nguy hiểm mắc bệnh tim mạch, huyết áp, mỡ máu và đột quỵ.
Người ta đã chia bệnh tiểu đường làm 2 loại:
Tiểu đường Type 1 - Thường xuất hiện ở những người có độ tuổi dưới 20 (tuy nhiên ở bất kỳ độ tuổi nào vẫn có thể bị mắc). Các tế bào sản xuất hormone (được gọi là tế bào beta) trong tuyến tuỵ bị phá huỷ bởi chính hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Người bị mắc tiểu đường type 1 không có khả năng sản sinh hooc môn chuyển glucose từ máu vào tế bào mà phải tiêm hormone trực tiếp vào cơ thể.
Tiểu đường Type 2 - Tuyến tụy của những người bị mắc tiểu đường type 2 vẫn có khả năng sản sinh hormone. Tuy nhiên lượng hormone sản sinh ra không đủ hoặc cơ thể người bệnh "kháng hormone chuyển đường vào trong máu" khiến nó không hoạt động đúng được chức năng của nó. Tiểu đường type 2 thường xuất hiện ở những người béo phì/thừa cân ở độ tuổi khoảng trên 40.
Chùm Ngây Moringa Oleifera là loài cây bản địa của Ấn Độ, nhưng hiện nay phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới. Người dân ở rất nhiều quốc gia - đặc biệt là các quốc gia ở châu Phi - từ lâu đã sử dụng chùm ngây như một phương thuốc hiệu quả để điều trị các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vậy có nghiên cứu khoa học nào chứng mình chùm ngây chữa trị bệnh tiểu đường hiệu quả?
Chất xơ trong chùm ngây có tác dụng làm hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn. Nó tham gia chuyển hóa triglycerid nên giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu một cách hiệu quả. Đường sẽ được giải phóng từ từ vào máu, từ đó duy trì được nồng độ đường máu một cách ổn định."
Chùm ngây cũng được chứng minh có khả năng chống viêm hiệu quả. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề về tuần hoàn mà có thể khắc phục được bằng cách bổ sung khả năng chống viêm cho cơ thể.
Ngoài ra chùm ngây còn loại bỏ độc tố, giải độc cơ thể rất tốt, kích thích cơ thể tự sản sinh insulin ổn định đường huyết, giảm mỡ máu giúp kiểm soát đường huyết và hạn chế biến chứng tiểu đường.
"Trong một thử nghiệm với người bởi Giridhari và cộng sự (2011), việc sử dụng một viên bột chùm ngây cùng với chế độ ăn kiêng kiểm soát calorie, làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường trong thời gian 3 tháng. Trong số những người béo phì bị tiểu đường, bột chùm ngây được dùng để ăn cùng thức ăn trong 20 ngày. Cuối nghiên cứu, nồng độ glucose huyết thanh giảm đáng kể 8,9% và cholesterol cũng hạ xuống đáng kể (Kumar và Mandapaka 2013).
Nghiên cứu về hiệu quả của lá chùm ngây giúp điều trị bệnh đái tháo đường là khá kinh ngạc, thậm chí có tác dụng nhiều hơn khi so sánh với các loại thuốc chuẩn dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Cùng với Tolbutamid (thuốc hạ đường huyết thế hệ 1) và Glipizide (thuốc biệt dược giảm đường trong máu), chiết xuất lá chùm ngây thực sự hiệu quả hơn trong việc làm hạ đường huyết (Jaiswal và cộng sự, 2009)."
Chùm ngây giúp điều hoà lượng đường cho máu, là một phương thuốc hoàn toàn tự nhiên. Chính vì thế mà trên thế giới chùm ngây chữa trị tiểu đường được rất nhiều người tin dùng.
Lá chùm ngây tươi được chế biến theo cách sau để hỗ trợ trị tiểu đường:
Bước 1: Hái lá chùm ngây không quá non rồi rửa sạch, giã bằng cối rồi thêm nước sạch.
Bước 2: Bạn vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), cho thêm mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày.
Tuy nhiên cách làm này cũng giảm mất lượng dinh dưỡng trong lá chùm ngây vì chùm ngây dễ bị mất chất nếu chế biến không đúng cách. Cách khác đó là bạn có thể mua bột chùm ngây sấy lạnh về pha hoặc sử dụng viên rau chùm ngây của Chùm Ngây Việt có vỏ gelatin mềm rất tiện lợi sử dụng và đo được hàm lượng chùm ngây cung cấp cơ thể hàng ngày.
Ngoài việc sử dụng chùm ngây chữa trị tiểu đường, thói quen sinh hoạt lành mạch và các lưu ý dưới đây sẽ giúp bệnh nhân cải thiện chỉ số đường huyết trong máu.
Điều hoà chế độ ăn uống theo kế hoạch để giữ lượng đường trong máu ở mức hợp lý
Tiêm hormone chuyển đường vào trong máu trực tiếp vào cơ thể với những người không thể tự sản sinh
Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu bằng các dụng cụ chuyên dụng
Xây dựng kế hoạch tập luyện thể dục thường xuyên để giữ huyết áp ổn định
Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ người mắc bệnh tiểu đường...
Chùm ngây đã được khoa học nghiên cứu chứng minh có tác dụng giúp ổn định lượng đường huyết. Trên thực tế những khách hàng dùng chùm ngây cũng có kết quả khả quan. Vì vậy bạn bên bổ sung chùm ngây chữa trị tiểu đường hàng ngày vừa có hiệu quả vừa tránh tác dụng phụ.
Công ty TNHH Chùm Ngây Việt - MoriS
Liên hệ mua hàng: 0967.63.60.68