Những biến chứng đái tháo đường đáng sợ nhất

MoriS
06, August, 2017

Cứ 30 giây lại có một người chết vì bệnh tiểu đường và mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu người chết vì bệnh này.

Tiểu đường có nhiều biến chứng nguy hiểm
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức y tế thế giới, hiện có khoảng 180 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu và con số này có thể tăng lên 366 triệu người vào những năm 2030, chiếm 4,4% dân số.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/05/30/08/20110530084011_tieuduong1.jpg http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/05/30/08/20110530084011_tieuduong1.jpg

Viêm và hoại tử tứ chi là biến chứng thường gặp của tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm đang trở thành mối đe dọa thực sự với sức khỏe của người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Số người mắc đang gia tăng với tốc độ ngày càng cao do thay đổi nhanh về lối sống, thói quen ăn uống, ít hoạt động thể lực. tiểu đường  trở thành một vấn đề quan ngại không chỉ của ngành y tế mà của cả xã hội là bởi đây là một căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, làm giảm chất lượng cuộc sống và đe dọa tính mạng của người bệnh. Những tổn thương khó hồi phục do biến chứng tiểu đường  là nguyên nhân chính gây tử vong ở người bệnh chứ không phải tình trạng tăng đường huyết.

Tiểu đường tuýp 2 chiếm 90% các trường hợp tiểu đường , thường gặp ở người trên 40 tuổi và ở người có cân nặng quá mức. Khác với tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 tiến triển từ từ và thường phát hiện qua việc thăm khám sức khoẻ định kỳ hoặc phát hiện muộn khi xuất hiện các biến chứng trầm trọng của bệnh như loét tứ chi, mù, suy thận giai đoạn cuối… Với tiểu đường tuýp 2 cơ thể vẫn sản xuất hormone chuyển đường vào trong máu nhưng không đủ cho nhu cầu của cơ thể. Việc điều trị không cần thiết phải dùng hormone mà chỉ cần dùng thuốc uống và chế độ ăn hợp lý.

Dấu hiệu nhận biết các biến chứng

Biến chứng ở mắt biểu hiện với cảm giác nhìn mờ, giảm thị lực do đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc. Ở thận triệu chứng ban đầu là phù mắt cá chân, cẳng chân hay cẳng tay. Một số bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và cao huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường đều có thể là những biến chứng của bệnh.

 


 

Biến chứng thần kinh xuất hiện ở khoảng 50% bệnh nhân tiểu đường với các dấu hiệu ban đầu như tê bì, bỏng rát, đau bắt đầu ở đầu ngón và lan dần lên phía trên. Một số biến chứng khác cũng có thể được phát hiện như nhiễm trùng dai dẳng ở miệng, da, chân, phổi... Cơ chế chung để giải thích cho các biến chứng này, đó là lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu, dây thần kinh, làm giảm khả năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường .

Làm gì để phòng ngừa biến chứng?

Hiện chưa có thuốc chữa khỏi bệnh nhưng 80% trường hợp mắc đái tháo đường tuýp 2 có thể phòng tránh được biến chứng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể lực cùng với các thuốc điều trị để duy trì mức đường huyết sát với ngưỡng bình thường.

Người bệnh tiểu đường cần phải dùng thuốc suốt đời. Tất cả các thuốc điều trị tiểu đường ít nhiều đều có tác dụng phụ. Điều quan trọng nhất trong khi điều trị là phải thăm khám thường xuyên và hỏi ý kiến bác sỹ về bất kỳ triệu chứng nào nghĩ là tác dụng phụ của thuốc. Bên cạnh việc dùng các thuốc tân dược thì người bệnh nên sử dụng các thảo dược để giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Một trong những dược liệu rất tốt cho người tiểu đường đó là cây chùm ngây.


Cây thuốc quý cho người bệnh tiểu đường

Chùm ngây là loại cây thuốc quý có 46 chất oxy hóa chống lại sự lão hóa và 18 axit amin giúp nâng cao hệ miễn dịch. Khi chùm ngây được sấy lạnh, các chất trong chùm ngây không chỉ được giữ nguyên mà con gia tăng gấp nhiều lần giúp người bệnh hấp thụ được nhiều hơn. Gần đây các nhà khoa học Việt Nam và Thụy Điển tìm thấy một hoạt chất hoàn toàn mới trong cây chùm ngây có tác dụng hạ đường huyết rất tốt.


Bên cạnh đó, các chất saponin trong cây chùm ngây còn có khả năng giảm mỡ trong máu, chống tăng huyết áp, hai trợ thủ đắc lực gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường. Chất flavonoid của chùm ngây giúp dọn dẹp các gốc tự do, ngăn ngừa các biến dạng của màng tế bào. Do vậy có thể khẳng định dùng chùm ngây để hỗ trợ điều trị tiểu đường và phòng ngừa biến chứng của bệnh là một giải pháp mà người bệnh nên làm…

 

 

Viết bình luận:

Tin tức liên quan

Người thật việc thật: Chỉ số đường huyết của mẹ tôi ổn định sau ba tháng sử dụng viên nang chùm ngây!
Người thật việc thật: Chỉ số đường huyết của mẹ tôi ổn định sau ba tháng sử dụng viên nang chùm ngây!
Chùm ngây và người bệnh tiểu đường
Chùm ngây và người bệnh tiểu đường
Tiểu đường - Nguyên nhân và Triệu chứng
Tiểu đường - Nguyên nhân và Triệu chứng
Chỉ số đường huyết trước và sau khi ăn của người bị tiểu đường
Chỉ số đường huyết trước và sau khi ăn của người bị tiểu đường
Thực đơn khoa học cho người bị tiểu đường
Thực đơn khoa học cho người bị tiểu đường