Bước 1: Mua hạt giống chùm ngây từ các cửa hàng chuyên bán hạt giống
Chùm Ngây có rất nhiều giống loài. Tuy nhiên Moringa Oleifera và Moringa Stenopetala là hai họ phổ biến nhất.
Trong hình phía trên phía bên trái là hạt giống Moringa Oleifera, phía bên phải là hạt giống Moringa Stenopetala. Giống Stenopetala có màu bơ nhạt hoàn toàn khác so với giống Oleifera, tuy nhiên cả 2 đều nằm trong chi chùm ngây.
Nếu muốn trồng chùm ngây để có thể nhanh chóng thu hoạch cả lá, hoa và quả trong một thời gian ngắn, bạn hãy mua giống Oleifera. Nếu muốn dễ dàng hái lá chùm ngây to để chế biến trong các bữa ăn, bạn hãy mua giống Stenopetala. Hoa và quả của giống Stenopetala mọc chậm hơn so với Oleifera.
Bạn cần lưu ý rằng chùm ngây có thể mọc cao lên tới 20 feet (khoảng 6 mét) và chiều cao trung bình cũng cỡ 15 feet (khoảng 4,5 mét). Thậm chí trong những điều kiện thuận lợi, chùm ngây còn có thể mọc cao hơn thế!
Những cành, tán chùm ngây cũng có thể xoè rộng từ 3 tới 4 feet (khoảng 1 tới 1,2 mét) nên bạn cũng cần cân nhắc có nên trồng chùm ngây ở gần công trình nào không nhé.
Để cây chùm ngây lớn nhanh cần rất nhiều ánh sáng mặt trời, hơi ấm và nước - vì thế sau khi suy xét kỹ càng các yếu tố bên trên, hãy chọn một chỗ thật phù hợp để gieo những hạt chùm ngây của bạn.
Cây chùm ngây không thích hợp với những loại đất quá nặng như đất sét hoặc đất quá nhiều chất khoáng. Chúng có thể mọc ở những nơi cằn cỗi, đất bạc màu hay đất cát. Tuy nhiên bạn cần nhớ một điều quan trọng: Nếu bộ rễ bị úng trong nước, cây sẽ chết.
Nếu cần thiết, hãy trộn thêm cát vào loại đất bạn mua dùng để ươm giống. Hoặc bạn cũng có thể dùng bất kỳ loại đất tốt nào kiếm được ở gần nhà. Sau đó bỏ thêm xơ dừa, cát hay than bùn để đất không bị ngập nước.
Bạn nên biết rằng cây chùm ngây có bộ rễ cọc. Chúng có một số rễ con nhưng không có rễ nhánh. Rễ cọc sẽ đâm sâu xuống đất (giống như củ cà rốt). Vì thế hãy tạo hố trồng/ươm giống ở những nơi chúng có thể dễ dàng đâm sâu xuống đất.
Bạn có thể trồng cây chùm ngây theo cách độc lập, theo hàng hoặc trồng làm hàng rào. Nếu muốn trồng chùm ngây làm hàng rào, vị trí trồng mỗi cây cần cách nhau khoảng 0,3 mét. Bạn phải vặt lá cây mọc ra thường xuyên để cây mọc thành bụi. Khi cây đạt chiều cao khoảng 0,6 mét, cắt tới một nửa chiều dài các nhánh của cây và vặt các lá cây mọc ở phía trên cao.
Nếu muốn trồng chùm ngây theo hàng, khoảng cách mỗi cây trong một hàng nên đặt khoảng 0,9 mét và mỗi hàng cách nhau ít nhất 1,8 mét.
Nếu bạn trồng chùm ngây như một cây độc lập. Chỉ cần nhớ bớt không gian đủ rộng để cho chúng phát triển. Thường xuyên cắt ngọn cây để cây phát triển mạnh hơn. Các nhánh cây thì bạn cắt một nửa chiều dài. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo có những bông hoa đẹp, lá để ăn và quả mọc từ năm này qua năm khác.
Tạo một hố nhỏ sâu khoảng 2 đến 2,5 cm, ấn hạt chùm ngây xuống đúng vị trí sau đó lại phủ đất lên. Bạn có thể gieo một hoặc một vài hạt mỗi vị trí để đảm bảo cây sẽ mọc. Tuy nhiên tỉ lệ nảy mầm của hạt chùm ngây rất cao.
Sau khi đã phủ đất lên, bạn cần tưới nước cho hạt giống. Cho dù bạn gieo hạt trong chậu cây hay gieo trực tiếp ở bên ngoài, bạn đều phải tưới nước hàng ngày cho tới khi thấy mầm cây mọc lên khỏi mặt đất.
Lúc này bạn có thể chuyển hạt này mầm từ trong chậu ra bên ngoài. Sau đó tiếp tục tưới nước thường xuyên hàng ngày. Khi cây chùm ngây đạt tới độ cao khoảng 18 inches (khoảng 45 cm) thì tưới nước mỗi tuần một lần là đủ.
Cho tới lúc này thì cây có thể sống rất tốt mà không cần chăm sóc nhiều.
Bạn có thể mua hạt giống chùm ngây tại ĐÂY và thử trồng ngay mùa xuân này nhé!