Giá trị dinh dưỡng: Lá chùm ngây chứa nhiều dưỡng chất hơn cả quả và hoa, tính theo trọng lượng, trong đó vitamin C hơn cam 7 lần, vitamin A hơn cà rốt 4 lần, canxi gấp 4 lần sữa, sắt gấp 3 lần cải bó xôi, đạm nhiều gấp đôi sữa chua và potassium gấp 3 lần trái chuối. Rau chùm ngây là nguồn thức ăn rất tốt cho người già, trẻ nhỏ và bà mẹ vừa mới sinh con.
GIÁ TRỊ CHỮA BỆNH
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và kaempferol. Một số nguồn nghiên cứu cho biết chùm ngây chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp bao gồm 7 loại vitamin, 6 loại khoáng chất, 18 loại acid amin, 46 chất chống ôxi hóa, liều lượng lớn các chất chống viêm nhiễm, các chất kháng sinh, kháng độc tố, các chất giúp ngăn ngừa ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, giúp ổn định huyết áp, hạ cholesterol, bảo vệ gan.
Liều lượng và các phản ứng phụ cần lưu ý:
MỘT SỐ CÁCH CHẾ BIẾN CƠ BẢN:
+ 150g rau chùm ngây: lặt và rửa sạch + 200g tôm tươi : lột vỏ, chẻ lưng, rút chỉ đen, băm nhỏ (có thể sử dụng tôm khô , hoặc nấu chay với nấm)+ 750 ml nước dùng ( khẩu phần 2-3 người ăn)
+ 150 g rau chùm ngây: lặt sạch, xào với trứng ( 3 quả hoặc 150 g thịt bò hoặc với nấm ) : khẩu phần cho 2-3 người ăn.
+ Rau sống: lá tươi dùng trộn ăn sống với các loại rau như rau xà lách, diếp cá, tía tô,... hoặc ăn kèm các loại rau với lẩu.
+ Trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo vệ gan:
Mỗi ngày dùng 150g lá Chùm ngây tươi rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống 3 lần dùng trong ngày. (theo Lương y Nguyễn Công Đức- ĐH Y Dược, TP.HCM)
+ Nước sinh tố : xay 20gr lá chung với 2 muỗng cafe sữa, 2 muỗng café đường uống như uống sinh tố.