Cây chùm ngây vừa là cây thực phẩm vừa là cây thuốc
Cây chùm ngây có tên khoa học Moringa oleifera, họ Chùm Ngây (Moringaceae).
Là một lại cây ưa sáng, khí hậu nóng, ẩm. Được mọc hoang hay trồng làm hàng rào, làm cọc cho Dây Tiêu, Dây Trầu bám vào bò lên, bằng cách giâm cành hay gieo hạt. Cây rụng lá vào mùa lạnh.
Chùm ngây là cây đại mộc, có thể cao từ 5 - 10 m, cây mọc ở các tỉnh phía Nam, từ Đà Nẳng trở vào, nhưng nhiều nhất là vùng đất cát khô hạn ven biển Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc…Gần đây, do tác dụng bất ngờ mà cây mang lại, nó được trồng ngày càng phổ biến tại một số tỉnh miền Bắc, cây có lá 3 lần kép, màu xanh hơi mốc, không có lông, hoa trắng.
Cây chùm ngây được nhân dân và các thầy thuốc Nam sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Lá làm rau sống và xào thịt trâu bò, có mùi thơm nồng rất đặc trưng.
- Nước ép lá và rễ chùm ngây có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với tụ cầu vàng, Escherichia coli và Bacillus subtilus.
- Lá chùm ngây có chứa chất gôm (nhựa) và 2 alcaloid là moringin và moringinin làm phấn khích tim và các glucosid có nhóm nitril: Niazirin và niazirinin có tác dụng hạ huyết áp.
- Vỏ cây Chùm Ngây chứa chất alcaloid là benzylamin và B sitosterol làm phấn khích tim.
- Vỏ rễ cây Chùm Ngây có chất athonin diệt khuẩn mạnh, dùng làm thuốc thoa trị lở miệng.
- Toàn cây có chứa chất pterygospermin có tính kháng các vi khuẩn gam âm và gam dương và các vi khuẩn ưa acid.
- Hạt có chứa chất isotiocianat, có tác dụng chống nhiều vi khuẩn, vi nấm, trong đó có vi khuẩn trái rạ, toi gà… Hạt ép làm dầu ăn.
CÔNG DỤNG:
- Lá chùm ngây non đem luộc ăn, có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhiều vitamin A, vitamin C, lợi tiểu nhẹ, trị sỏi thận, thấp khớp, cổ trướng, kích thích tim và tuần hoàn. Lá chùm ngây làm thuốc trị cảm sốt, ban sởi, suyễn
- Trái chùm ngây có tác dụng làm tăng dục.
- Vỏ cây Chùm Ngây làm thuốc trị u xơ tuyến tiền liệt, chống mệt mỏi.
- Trong dân gian vùng Ninh Thuận, Bình Thuận, cây chùm ngây được nhân dân và các thầy thuốc Nam sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời.
Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm ngây được đánh giá như sau: Lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; gấp 4 lần lượng calci và gấp 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; hơn 3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao.
Một số tài liệu lưu ý, phụ nữ có thai không nên dùng rễ chùm ngây, vì có thể gây trụy thai.
Một số bài thuốc từ cây Chùm Ngây
1- 1.Trị cảm sốt, ban sởi trẻ em và trị tiểu nhắt, viêm đường tiểu.
- Lá chùm ngây 1 nắm.
- Dây miểng bát 1 nắm.
- Cây cỏ mực 1 nắm.
- Cỏ mần chầu 1 nắm.
Tất cả xắt nhỏ, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
2- 2. Trị u xơ (phì đại) tuyến tiền liệt:
Bệ nh nhân tiểu khó, tiểu rắt (nhắt), đang tiểu bị ngắt giữa dòng, dòng tiểu bị giảm đột ngột:
- Vỏ cây Chùm Ngây 1 nắm (50g).
- Dây Sống Chua (lá nấu canh chua, mọc nhiều ở Quảng Ngãi) 1 nắm.
Xắt nhỏ, phơi khô, sao vàng.
Nấu nước uống hằng ngày. Liên tục 1 -2 tháng.
3- Ổn định huyết áp
Người già thường hay mắc bệnh huyết áp cao, là một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, với các biến chứng khó lường:
- Lá Chùm Ngây, phơi hoặc sấy khô. Sắc uống thay nước hàng ngày ( hoặc sử dụng trà Chùm Ngây, hãm trà uống hàng ngày).
4. Lá Chùm Ngây tươi xào thịt trâu, thị bò vừa ngon vừa bổ dưỡng
Chùm Ngây từ rất lâu được bà con ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận sử dụng làm rau sống, nấu canh ăn hàng ngày. Hiện nay, nó trở thành một món ăn đặc sản được rât nhiều bà nội trợ lựa chọn, vừa ngon, lại vừa bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho người ăn. Lá Chùm Ngây non được xào cùng thịt Trâu, thịt bò rất ngon, có mùi vị thơm nồng đặc trưng