Tìm hiểu về huyết áp và bệnh cao huyết áp, chẩn đoán & điều trị

Chùm Ngây Việt MoriS
09, August, 2017

+ Huyết áp, cao huyết áp là gì?

Mỗi khi tim bạn co bóp, máu được luân chuyển thông qua các động mạch và tĩnh mạch trong cơ thể. Huyết áp được đo bằng mức áp lực của máu lên các thành động mạch khi máu luân chuyển.

Cao huyết áp là khi mức huyết áp trong cơ thể bạn bị đẩy lên cao quá so với mức trung bình.

Cao huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi thường những người mắc phải không có dấu hiệu hay triệu chứng gì. Trải qua thời gian, huyết áp trong máu cao sẽ gây ra những tổn thương nghiệm trọng tới hệ thống tuần hoàn và sức khỏe.


+ Tìm hiểu về hệ thống tuần hoàn

Hệ thống tuần hoàn trong cơ thể người được cấu thành bởi 3 phần: (1) máu mang các chất dinh dưỡng, oxi cung cấp cho các tế bào đồng thời vận chuyển các chất thải ra ngoài (2) mạch máu - mạng lưới các đường ống để máu lưu thông (3) tim, cơ quan quan trọng có nhiệm vụ bơm máu trong hệ thống tuần hoàn.

Máu được tạo thành từ một hỗn hợp được gọi là huyết tương có chứa các tế bào máu đỏ, tế bào máu trắng và các tiểu cầu. Các tế bào màu đỏ là nơi chứa hemoglobin (huyết sắc tố), chất có thể kết hợp với oxi tạo nên màu đỏ của máu. 

Mạch máu cũng có nhiều loại khác nhau, đảm nhận các chức năng khác nhau. Máu được bơm khỏi tim thông qua những mạch máu có thành khỏe và dày, gọi là động mạch. Từ động mạch máu rẽ nhánh sang những ống nhỏ hơn, có thành mỏng hơn gọi là mao mạch. Oxi và các chất dinh dưỡng có thể dễ dàng di chuyển từ mao mạch tới các mô và cơ quan trong cơ thể. Đồng thời CO2 và các chất đã qua sử dụng có thể quay trở lại máu để thải ra ngoài. Các mao mạch tiếp tục được kết nối với các tĩnh mạch. Tĩnh mạch sẽ vận chuyển máu trở lại về tim, tạo thành một chu trình tuần hoàn trong cơ thể.

Tim người được chưa thành bốn ngăn. Hai ngăn phía trên được gọi là tâm nhĩ, hai ngăn phía dưới được gọi là tâm thất. Khi tim co bóp, van một chiều giữa các ngăn giúp máu được bơm theo một hướng xác định. Từ tâm thất phải, máu sẽ chảy qua phổi để lấy oxi, sau đó trở lại tâm nhĩ trái. Từ tâm nhĩ trái, máu được bơm đi khắp cơ thể rồi lại quay lại tâm nhĩ phải, chảy sang tâm thất phải. Chu trình cứ như vậy lặp lại thành một vòng tuần hoàn.

Huyết áp trong cơ thể con người được quyết định bởi 2 yếu tố:

  • Chỉ số tim mạch: lượng máu được bơm bởi mỗi tâm thất trong vòng 1 phút
  • Sức cản ngoại biên: sức cản tim phải vượt qua để đẩy máu tuần hoàn qua các mạch máu trong cơ thể.

Cơ thể con người có những quy trình phức tạp để điều chỉnh mức độ huyết áp. Trong đó bao gồm sự co và giãn mạch, mở rộng và thu hẹp các mạch máu đồng thời điều chỉnh tỉ lệ bài tiết muối và nước.

Trung bình 5-10% số người ở trong những điều kiện y tế đặc biệt có ảnh hưởng tới sinh lý nên gây ra bệnh về huyết áp (ví dụ như khi bị viêm thậm, viêm tuyến giáp…). Tuy nhiên, đa số những người bị mắc chứng huyết áp cao lại thường do những nguyên nhân không rõ ràng.

Người bị mắc huyết áp cao rất nguy hiểm bởi tim phải hoạt động mạnh, đồng thời tim cùng các mạch máu phải chịu nhiều áp lực gây tổn hại. Cao huyết áp còn dẫn tới các bệnh đau tim, bành tim. Các mạch máu thì có thể bị tắc nghẽn, bị phồng hay thậm chí bị vỡ thành mạch. Cao huyết áp cũng có thể gây nên các bệnh về thận, bị mù lòa hoặc ảnh hưởng tới trí não.


+ Triệu chứng khi mắc bệnh cao huyết áp?

Mặc dù đôi khi huyết áp cao có thể dẫn tới chảy máu cam, đau đầu, chóng mặt, hơi thở ngắn... thế nhưng các triệu chứng này không đặc trưng và thường chỉ xuất hiện khi huyết áp trong máu đã tăng tới mức báo động. 

Trong thực tế hầu hết những người bị huyết áp cao không có biểu hiện hay triệu chứng đặc biệt nào, kể cả khi huyết áp của họ lên mức rất cao.
 

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh cao huyết áp?

  • Yếu tố di truyền: nếu các thành viên trong gia đình bạn bị mắc chứng cao huyết áp thì nhiều khả năng bạn cũng có thể mắc bệnh này.
  • Yếu tố màu da: những người có da tối màu dễ bị chứng cao huyết áp hơn so với những người da tái, da xanh.
  • Yếu tố tuổi tác: các mạch máu trở nên kém linh hoạt hơn khi cơ thể già đi, sức cản ngoại biên tăng lên và tim phải tăng áp lực bơm máu.

Những yếu tố trên đều là những yếu tố không kiểm soát được. Ngoài ra còn những yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới bệnh cao huyết áp như chế độ ăn uống, thời gian ngủ, mức độ thường xuyên tập luyện thể thao, có hút thuốc lá hay không…
 

+ Mức độ phổ biến của bệnh cao huyết áp

Nếu bạn là người mắc chứng cao huyết áp, thực ra cũng không cần phải bất ngờ. Theo thống kê, cứ 3 người trưởng thành trên thế giới thì có 1 người bị cao huyết áp.

Cao huyết áp thường gặp ở nam giới độ tuổi khoảng 45, ở nữ giới độ tuổi khoảng 65. Cao huyết áp là nguyên nhân tử vong của ½ các trường hợp đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên một điều đáng ngại là những người trẻ hiện nay cũng có thể mắc chứng cao huyết áp. Nguyên nhân do lối sống hiện đại gây ra những thói quen không tốt như ít hoạt động, chế độ ăn uống không lành mạnh, cơ thể thừa cân, béo phì.

Mặc dù chứng cao huyết áp phổ biến cả ở những nước đang phát triển & đã phát triển. Tuy nhiên những người mắc bệnh ở những nước đang phát triển thường không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng mà các can thiệp sau này trở nên quá muộn.
 

+ Chẩn đoán bệnh cao huyết áp

Hiện nay huyết áp có thể đo được một cách dễ dàng chỉ với một vài thao tác đơn giản. Chỉ số huyết áp bao gồm 2 thông số: (1) áp lực lớn nhất khi máu được bơm từ tim đi và (2) áp lực nhỏ nhất khi máu chảy về tim. Đơn vị của huyết áp được đo bằng millimet Thủy ngân (mm Hg).

Chỉ số huyết áp được coi là bình thường ở mức xấp xỉ 120/80 mm Hg. Từ đó bác sĩ phân loại 4 cấp độ:

  • Huyết áp bình thường: dưới 120/80 mm Hg
  • Tiền cao huyết áp: 120-139/80-89 mm Hg
  • Cao huyết áp giai đoạn 1: 140-159/90/99 mm Hg
  • Cao huyết áp giai đoạn 2: 160/100 mm Hg hoặc cao hơn

Chỉ số huyết áp của mỗi người có thể thay đổi theo từng phút, cao hơn vào buổi chiều và thấp hơn vào buổi tối. Cả 2 thông số của chỉ số huyết áp đều quan trọng như nhau và đều có thể dùng để đánh giá bạn có bị bệnh về huyết áp hay không. 

Nếu như mức huyết áp của bạn thường xuyên dưới mức 90/60 mm Hg thì có thể bạn đang bị chứng huyết áp thấp.


Kết quả hình ảnh cho hypotension

+ Điều trị bệnh cao huyết áp

Với bệnh huyết áp cao, việc điều trị bằng thuốc chỉ được sử dụng khi cần thiết vì nguyên nhân chủ yếu thường là do lối sống. Nếu chỉ dùng thuốc mà bạn vẫn giữ những thói quen không lành mạnh thì lại càng phản tác dụng.

Trong trường hợp bạn là một người khỏe mạnh, bác sĩ sẽ chỉ khuyến nghị việc dùng thuốc khi huyết áp của bạn cao hơn mức 160/100 mm Hg. Tuy nhiên nếu bạn còn có các bệnh khác tiểu đường, xơ vữa động mạch hay béo phì, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn dùng thuốc sớm hơn để bảo vệ thận, tim và các cơ quan khác khỏi bị tổn hại. Mục tiêu khi điều trị thường sẽ là hạ huyết áp xuống thấp hơn mức 140/90 mm Hg đối với người trẻ hơn 60 tuổi và 150/90 mm Hg đối với người từ 60 tuổi trở lên.

Thay đổi cách sống thực sự sẽ giúp bạn hạ được mức huyết áp. Ví dụ như tăng cường việc tập thể dục, thể thao thường xuyên hơn. Thói quen tập luyện không chỉ giúp hạ thấp mức huyết áp mà còn giải tỏa stress, giúp tinh thần thoải mái. Hoặc thay vì ăn những đồ giàu chất béo, chứa nhiều calories, bạn ăn nhiều rau và hoa quả hơn. Ngoài ra sử dụng các thực phẩm tự nhiên như viên nang chùm ngây, trà chùm ngây cũng là một cách hiệu quả để hạ mức huyết áp, giảm mỡ thừa và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Bạn cũng nên đi kiểm tra sức khỏe và hỏi ý kiến bác sĩ về mức huyết áp của mình từ 1 - 2 lần mỗi năm.

*Những người bị thiếu Vitamin D cũng thường có huyết áp cao hơn mức trung bình. Nguyên nhân là do Vitamin D ức chế sự hình thành và hoạt động của một loại hóc môn thúc đẩy sự co thắt các thành mạch máu và hấp thụ lại natri và nước. Thiếu hụt Vitamin D vừa làm tăng lưu lượng máu vừa làm tăng mức huyết áp trong cơ thể.

Nguồn: Khan Acadamy
https://www.khanacademy.org/science/health-and-medicine/circulatory-system-diseases/hypertension/a/what-is-hypertension

Tin tức liên quan

Chùm ngây hạ huyết áp hiệu quả? - Sự thật hay phóng đại
Chùm ngây hạ huyết áp hiệu quả? - Sự thật hay phóng đại
Một số câu hỏi về bệnh cao huyết áp và chùm ngây
Một số câu hỏi về bệnh cao huyết áp và chùm ngây